Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

NÓI THÊM CHO RÕ


HIỂU THÊM MỘT CHÚT VỀ CA DAO, TỤC NGỮ, CHÂM NGÔN.
****************
Tục ngữ, ca dao, châm ngôn là một trong những công trình sáng tạo trong nền tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại. Một phần cuộc sống của xã hội được thổi hồn vào bằng những câu tục ngữ, ca dao và châm ngôn hay ho, thú vị, thích hợp ấy. Thậm chí, nhiều câu ca dao, những câu tục ngữ và cả những câu châm ngôn là bước đệm, là đòn bẩy để người ta tiến thân; là nhân men, là chất xúc tác để nhiều cảnh đời vượt qua số phận; là la bàn, là kim chỉ nam để những kẻ bất hạnh đạp lên gian giao, khổ hạnh mà chấp nhận cuộc sống không kèm một điều kiện nào; là...Bởi nói cho cùng những ca dao, tục ngữ, châm ngôn được kết tinh từ những suy tư, trăn trở, thổn thức, kinh nghiệm đời sống thực tiễn của bao người. Chưa nghe, chưa thấy ai dám chế nhạo, đả kích, phê phán, báng bổ ca dao, tục ngữ, châm ngôn – lời hay, ý đẹp.  Bản thân chúng tôi cũng đã vượt qua những khó khăn, thử thách để tồn tại và phát triển trên thế gian nầy như ngày hôm nay, một phần là do được thậm nhập, dưỡng nuôi từ những câu ca dao, tục ngữ và châm ngôn đáng quí đó.
Đầu mỗi cây cầu bắc qua rạch nhỏ có đặt Bảng lưu niệm; đoạn đường cong queo, ngõ hẹp có biển báo tốc độ; trước cổng trường, trên các tiền sãnh có gắn các khẩu hiệu, chương trình hành động, mục tiêu năm học; trong phòng học được trang trí các câu “Tiên học lễ, hậu học văn”, “thầy thi đua dạy tốt, trò thi đua học tốt”,.... Đó là văn hóa cổ động, nó nhắc nhớ rất nhiều điều cho những ai nhìn thấy nó. Nhớ công lao, tiền bạc của người góp phần xây dựng cầu kỳ; nhắc người tham gia giao thông cẩn thận để giảm nhẹ tai nạn; động viên lực lượng giáo dục vì mục tiêu của sự nghiệp trồng người mà gia công dạy – học, giáo dục – rèn luyện. Những câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn tinh túy ấy rất đời thường nhưng vô cùng nhân văn sâu sắc. Nếu có thầy – cô giáo nào đó chịu khó sưu tập rồi chắt chiu, chọn lọc một số trong hàng ngàn, hàng triệu những câu ca dao, tục ngữ và châm ngôn rồi tẩn mẩn, trân trọng viết lại các tác phẩm sáng tạo ấy ở một góc của giáo án, nhằm nhắc nhớ mình “hãy làm một con người chân chính, có ích cho cộng đồng, tu dưỡng rèn luyện, vượt khó vươn lên”. Âu cũng là một hình thức cổ động không mất tiền, không hao công tốn của và cũng không phản cảm mà lại đầy thi vị, cần được tán dương, khích lệ sao lại phải phàn nàn, kêu ca ?!?!?!.
Hiện nay, hàng ngày nhan nhản những hiện tượng vô cảm trước hoạn nạn của người chung quanh, trước sự xuống cấp trầm trọng, suy đồi đạo đức và sụt giảm trình độ đầu vào của một bộ phận khá đông học sinh; tệ nạn “giẫm đạp” lên nhau để mưu cầu hạnh phúc, lợi ích riêng tư của mình mà bất cần đến sự cảm nhận của người khác. Vì thế, cần lắm những lời động viên, an ủi, những phương châm hữu dụng để ứng nhân xử thế sao cho đầy ấp tình người.
                                       Đêm đầu Đông, 14/11/2014.
                                                                Nhungnguoivocam.@gmail.com