Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Cần chú nhiều đến học sinh yếu - kém trong tiết luyện tập Toán 6


THẤY GÌ QUA TIẾT DẠY DỰ: LUYỆN TẬP 2 VỀ BỘI CHUNG NHỎ NHẤT
CỦA THẦY HUỲNH VĂN BI (chiều 14/11/2013) cùng dự với thầy Mẫm Em..
********************
            Dự qua tiết dạy nêu trên tôi nhận định mấy vấn đề sau:
            *Về ưu điểm:
+Tiết dạy diễn ra tương đối suôn sẻ, đúng trình tự và thời gian;
+Giải hầu hết các bài tập Luyện tập đã được ghi trong sách giáo khoa (SGK). Thậm chí giáo viên (GV) còn gợi ý nội dung “Có thể em chưa biết” về Thập can và thập nhị chi trong Thuyết Ngũ hành – Bát quái của phương Đông. Đồng thời, ngay sau phần củng cố GV còn ôn luyện lại các kiến thức cơ bản về ước chung lớn nhất (ƯCLN), bội chung nhỏ nhất (BCNN);
+Các bài tập dạng nâng cao (Tìm BC trong giới hạn cho phép bằng cách tìm B của  BCNN;
+Về kỹ năng tính toán, có nhiều em tính nhanh và tương đối chính xác: phân tích một số ra thừa số nguyên tố (là những số nhỏ và đơn giản), lập được các tích “thừa số nguyên tố chung và riêng, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất” trong các số đã được chọn. Trình bày lời giải dễ nhìn, dễ theo dõi. Nhưng,
            *Về khuyết, nhược điểm:
-Tiết Luyện tập đương nhiên là giải càng nhiều bài tập càng tốt, song cần nên chú tâm nhiều đến đối tượng học sinh (HS) trung bình – yếu, cho dù đây là tiết luyện tập thứ 2. Cách tìm BCNN và ƯCLN là một trong số ít các kiến thức và kỹ năng cơ bản làm nền tảng để các em vững bước học tiếp ở các lớp tiếp theo. Nếu HS trung bình – yếu không thực hiện được các thao tác nầy một cách thành thạo sẽ ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các kiến thức khác cao hơn như qui đồng mẫu số, rút gọn phân số,…
            Những biểu hiện của nhược điểm nầy của GV là:
            --Ở bài tập 156, 157 HS (đa phần là diện khá-trung bình-yếu) chưa sẵn sàng cho bài giải, chưa kịp nắm kỹ nội dung đề toán, GV đã vội vàng phát vấn gợi mở để tìm ra lời giải;
            --Nên yêu cầu HS yếu thực hiện các thao tác đơn giản như: phân tích các số ra thừa số nguyên tố, tìm các thừa số chung, thừa số riêng, lập tích các thừa số chung-riêng đó với số mũ lớn nhất,…
            --Bài 157, 158 thuộc dạng “Giải bài toán bằng cách lập phương trình giống như ở đại số 8”, nhưng dù mức độ đơn giản hơn nhiều cũng phải tẩn mẩn giải thích tương đối cặn kẽ, định ra hướng giải quyết mới đi vào giải;…
            *Mấy điều cần rút kinh nghiệm:
            @Hình như một số HS đã được “học trước” (học thêm trong Hè ‘2013), nên các em rất nhanh nhẩu “đối đáp”, “ứng phó” với GV khá kịp thời, đúng lúc, … dễ tạo ra “không khí tâm lý giả trong tiết học”. Nếu GV mất cảnh giác sẽ dễ bị các cá nhân “học trước” nầy đánh lừa và hệ lụy là nhiều em diện trung bình-yêu-kém nhụt chí, ngán ngại không theo dõi kịp sinh ra thua buồn (bằng chứng là có ít nhất 2-3 em “úp nghiêng mặt xuống bàn giả vờ ngủ”). Chính chúng chứ không ai khác sẽ là lực cản cực kỳ lớn cho GV các lớp trên khi dạy các đối tượng nầy.
            @Thay vì sử dụng “đội quân xung kích, tinh nhuệ” nầy để thực hiện các thao tác tính toán đơn giản, nên chăng là yêu cầu chúng lập luận lời giải của các bài toán khó nhằm hun đúc và nâng dần khả năng lý luận toán học (tính khái quát hóa, trừu tượng hóa, suy diễn logic,..). Đặc biệt là xây dựng chúng thành “cánh tay nối dài của GV”, giúp GV hướng dẫn, chỉ bảo những HS yếu-kém trong học nhóm, học tổ.
            @Vừa phát hiện, khơi dậy và bồi dưỡng những “nhân tài” phải đồng thời qua đó giúp chúng ta giảm bớt số lượng HS yếu – kém mới là thượng sách trong giảng dạy Toán hiện nay.
            @Chú ý: bài tập 158 là bài nằm trong giới hạn “giảm tải” của ngành giáo dục.
            Rất mong được trao đổi lại.
                                  Đêm giữa Đông, 14/11/2013. Vienphanhong@gmail.com.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét